Đau Nhức Tinh Hoàn Có Nguy Hiểm Không? – 9 Nguyên Nhân Gây Ra

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Đau nhức tinh hoàn thường là biểu hiện của bệnh lý rất đáng báo động. Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân và điều trị, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất vĩnh viễn một hoặc hai bên tinh hoàn.

Đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không?

Đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không? Như phía dưới chúng tôi đã phân tích, mỗi nguyên nhân gây ra sẽ quyết định mức độ nguy hiểm khi tinh hoàn bị đau nhức.

Đau nhức tinh hoàn

Nếu tinh hoàn bị đau nhức do chấn thương va chạm nhẹ, cơn đau sẽ dần dần thuyên giảm sau vài ngày. Ngược lại, nếu khi tinh hoàn bị đau kéo dài không giảm do các nguyên nhân bệnh lý như: Ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn… nam giới cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.

Khi thấy chứng đau nhức tinh hoàn kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn cần lập tức đi khám bác sĩ:

  • Thấy đau khi đi lại, vận động, sờ vào thấy khối u bất thường ở bìu.
  • Bị sốt, cơ thể mệt mỏi
  • Phần bìu sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn
  • Cùng thời gian này đã có tiếp xúc với người bị quai bị
  • Rối loạn tiểu tiện: tiểu bị buốt, tiểu rắt, tiểu đau hoặc tiểu ra máu
  • Đau tinh hoàn kèm theo khó xuất tinh
  • Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội, kéo dài trong nhiều giờ, cơn đau lan sang cả vùng hông, bẹn, bìu…
  • Tinh hoàn bị chảy xệ, căng tức vùng bìu…
Tinh hoàn bị chảy xệ, căng tức vùng bìu…

Tinh hoàn bị chảy xệ, căng tức vùng bìu…

Có thể bạn sẽ thấy các triệu chứng khác kèm theo, lúc này bạn nên chủ động đi thăm khám kiểm tra sức khỏe, vừa bảo vệ sức khỏe vừa an tâm. Chứng đau tinh hoàn không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống tình dục.

Danh sách 9 nguyên nhân gây đau nhức tinh hoàn

Hiện tượng đau nhức tinh hoàn thường có biểu hiện khá mơ hồ và không dễ xác định được nguyên nhân. Có nhiều loại đau nhức khác nhau do những nguyên nhân khác nhau, đôi khi đau tinh hoàn khi bạn ho, hoặc lúc lại thấy đau thắt khi đứng lên… Dù tinh hoàn bị đau nhức do nguyên nhân gì nam giới cũng không nên chủ quan với triệu chứng này, bởi chúng đều tiềm ẩn những nguy hiểm.

Danh sách 9 nguyên nhân gây đau nhức tinh hoàn

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc tinh hoàn bị đau nhức:

1. Giãn tĩnh mạch tinh

Có khoảng 15 -16% nam giới gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch tinh gây đau 1 hoặc 2 bên tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch tinh xảy ra khi mạch thừng tinh không có van hoặc hệ thống van trào ngược gặp vấn đề bất thường. Khiến máu từ tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ bị trào ngược vào tĩnh mạch, khiển tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn nở, máu bị ứ đọng tại tinh hoàn quá nhiều. Bạn có thể tưởng tượng, tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi, sẽ đựng đầy nước khi đứng lên và trở lại bình thường khi ngồi xuống.

Do đó khi bị giãn tĩnh mạch tinh, nam giới sẽ cảm thấy nặng, khó chịu và đau tức ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, vùng bẹn, bìu. Cảm giác đau sẽ tăng hơn khi đứng ngồi lâu, vận động mạnh.

2. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục khiến thừng tinh bị xoắn lại, làm ngưng trệ máu đến nuôi tinh hoàn. Thời gian xoắn kéo dài sẽ làm thương tổn các mô tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn

Khi bị xoắn tinh hoàn, nam giới có thể có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột một bên tinh hoàn thường kéo dài dưới 6 tiếng, bìu sưng to, đau bụng dưới, buồn nôn, nôn.

Nếu chậm trễ điều trị bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.

3. Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn thường xảy ra do các ống mào tinh bị nhiễm khuẩn hoặc virus, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.

Viêm mào tinh hoàn

Khi bị viêm mào tinh hoàn, ngoài cảm giác thường xuyên thấy đau nhức tinh hoàn còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: đỏ da vùng bìu, sưng mào tinh hoàn, nắn nhẹ thấy rất đau, có thể bị sốt. Cơn đau tinh hoàn rõ rệt hơn khi ở tư thế đứng hoặc đi bộ.

4. Chấn thương và xuất huyết gây vỡ tinh hoàn

Tình trạng vỡ tinh hoàn là do vỡ túi bìu khiến tinh hoàn bị xuất huyết. Tình trạng này ít gặp và thường xảy ra do một số yếu tố bên ngoài tác động nghiêm trọng đến vùng bộ phận sinh dục. Ví dụ như: Chấn thương thể thao, tai nạn giao thông… va chạm và gây tổn thương vùng kín.

Chấn thương và xuất huyết gây vỡ tinh hoàn

Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.

5. Nang mào tinh

Nang mào tinh là tình trạng một khối tế bào đột ngột tăng sinh tạo thành khối u lành tính phát triển trong ống dẫn tinh. Nếu nang mào tinh phát triển đến kích thước quá lớn sẽ đến căng tức và gây đau.

Nang mào tinh

6. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới, xảy ra ở khớp nối tinh hoàn với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh cảm thấy căng tức và nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bị bìu to lên phồng do ruột ở trên dồn xuống. Nam giới thường xuyên đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, thì bìu sẽ càng to thêm. Ngược lại, khi nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn.

Thoát vị bẹn

Đối với những trường hợp này tốt nhất là nên phẫu thuật cắt bỏ, không nên trì hoãn lâu.

7. Sỏi thận

Nếu nam giới bị sỏi thận, những viên sỏi này khi bị đẩy xuống, có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Ngoài ra còn kèm theo một số biểu hiện như: nôn mửa, đau lưng, rối loạn tiểu tiện….. Nhưng dù sao đau nhức tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nam giới có thể thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.

Sỏi thận gây đau nhức tinh hoàn

8. Ung thư tinh hoàn

Thông thường, với các bệnh lý ung thư thường ít biểu hiện ở những giai đoạn đầu. Ung thư tinh hoàn cũng thế, ở những giai đoạn đầu bạn sẽ không thấy bất cứ biểu hiện nào cảnh báo ung thu. Bạn chỉ có thể phát hiện ra khi cơ đi khám sức khỏe, xét nghiệm sinh thiết xác định u lành tính hay u ác tính.

Ung thư tinh hoàn

Nếu ung thư tinh hoàn ở trong giai đoạn có khối u, nam giới có thể cảm thấy hơi đau tức.

10. Tổn thương thần kinh sinh dục

Tổn thương dây thần kinh sinh dục là tình trạng viêm nhiễm tại đây gây ra do các bệnh lý khắc như: đái tháo đường, cao huyết áp…

Tổn thương thần kinh sinh dục

Hoặc dây thần kinh sinh dục cũng có thể xảy ra do áp lực lớn lên tinh hoàn khi nam giới đạp xe. Tình trạng này gây đau tinh hoàn dữ dội và hay được gọi là “Hội chứng của người đi xe đạp”.

Tham khảo: Khám Viêm Tinh Hoàn ở đâu

Cách điều trị đau nhức tinh hoàn và phương pháp 

Đau nhức tinh hoàn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó các cách điều trị sẽ khác nhau và phù hợp với từng đối tượng.

Nguyên nhân gây ra màu sắc nước tiểu bất thường?

Khi đi thăm khám bạn sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, nước tiểu, tinh dịch đồ, siêu âm hệ tiết niệu, chụp x – quang….

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Đâu tiên bạn có thể được tư vấn tâm lý trước, sau đó điều chỉnh thần kinh như: gabapentin, nortriptyline… với tác dụng giảm đau.

Với một số trường hợp đặc biệt xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh, nang mào tinh, chấn thương xuất huyết… bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa can thiệp điều trị bệnh kịp thời, hạn chế các biến chứng xảy ra.

Tiến sĩ. Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng

Ngoài ra nam giới nên chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ bị đau tinh hoàn bằng các biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, với tần suất vừa phải, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng lạ
  • Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín mỗi ngày
  • Tránh mặc các loại quần bó sát, thô cứng gia tăng áp lực cho vùng kín cũng như tinh hoàn.
  • Chú ý quan sát, kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, để phát hiện được những bất thường.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia…
  • Khám nam khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kịp phát hiện và điều trị các bệnh lý ở tinh hoàn.
[Shortcode tư vấn nam khoa]

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về vấn đề đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh. Hi vọng có thể giúp nam giới hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và có phương án kịp thời điều trị. Đau nhức tinh hoàn hầu hết là cảnh báo bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Do đó nam giới không nên chủ quan, cần chủ chủ động đi thăm khám bác sĩ.

Cuối cùng nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp và tư vấn kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối