Đau bụng dưới bên phải nữ là bệnh gì? 10+ bệnh lý điển hình chớ xem thường

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 10/02/2022

Đau bụng dưới bên phải nữ có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là các bệnh lý về cơ quan sinh sản. Chị em có thể dễ dàng bỏ qua lần đầu đau nhưng khi các cơn đau bụng dưới dữ dội hơn và thường xuyên lặp lại thì cần đi thăm khám sớm. Vậy nguyên nhân bị đau bụng dưới bên phải ở nữ là do đâu, có nguy hiểm không và cách chữa thế nào? 

Đau bụng dưới bên phải nữ có liên quan đến bộ phận nào? 

Đau bụng dưới bên phải nữ

Đối với phụ nữ, vùng bụng dưới là một khu vực quan trọng, nơi chứa ruot non, đường tiết niệu và đáng nói nhất là cơ quan sinh sản. Do đó, khi gặp hiện tượng đau bụng dưới bên phải nữ, chị em cần hết sức lưu ý vì nó có thể liên quan đến nhiều bộ phận. 

Khu vực bụng bao gồm 9 vị trí: 

  • Thượng vị: Thuỳ trái gan, tâm vị, môn vị, một phần mặt trước dạ dày, tá tràng, tá tràng, mạc nối gan dạ dày, đoạn đầu động mạch, tụy, tĩnh mạch chủ bụng.
  • Hạ sườn trái: Lá lách, đuôi tụy, dạ dày, góc đại tràng trái, cực trên thận trái và tuyến thượng thận trái.
  • Hạ sườn phải: Góc đại tràng phải,, túi mật, thuỳ phải gan, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
  • Vùng quanh rốn: Gồm đại tràng ngang, mạc nối lớn, mạc treo ruột, ruột non, niệu quản hai bên, hạch mạc treo ruột, tĩnh mạch chủ bụng, động mạch.
  • Vùng hông phải: Gồm đại tràng lên,  thận phải, ruột non.
  • Vùng hông trái: Gồm đại tràng xuống, thận trái và ruột non.
  • Hạ vị: Gồm vòi trứng, ruột non & bàng quang, mạc nối lớn, đoạn cuối niệu quản, dây chằng rộng, động tĩnh mạch tử cung, dây chằng tròn.
  • Hố chậu trái: Ruột non, đại tràng Sigma và buồng trứng trái.
  • Hố chậu phải: Manh tràng, buồng trứng phải, ruột thừa, ruột non.

Đau bụng dưới (đau vùng chậu) bên phải là là hiện tượng đau vùng hố chậu bên phải, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, thậm chí là đau dữ dội. Vậy phụ nữ đau bụng dưới bên phải là do đâu? 

10+ bệnh lý gây đau bụng dưới bên phải nữ giới 

Các cơn đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ có thể cảnh báo các bệnh lý về cơ quan sinh sản, hệ thống tiêu hóa, thậm chí các bệnh đe dọa đến tính mạng. Vậy cụ thể đau bụng dưới bên phải nữ là bị làm sao? 

1. Bị đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa

Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa

Cảm giác đau bụng dưới bên phải quanh rốn là một dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa. Bệnh lý cần thiết phải được điều trị y tế càng sớm càng tốt, vì nếu để lâu có thể gây vỡ ruột thừa và dẫn đến tử vong. 

Một số triệu chứng khác để nhận biết bệnh viêm ruột thừa bao gồm: 

  • Đau âm ỉ vùng quanh rốn, càng về sau cơn đau càng nặng nề hơn.
  • Cảm giác đau thắt bụng khi vận động mạnh, một số trường hợp còn bị sốt
  • Đau nhói quanh rốn và quặn thắt vùng bụng phải phía dưới
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, bị phình bụng

2. Con gái đau bụng dưới bên phải – Đau bụng kinh

  • Ở nữ giới, có kinh đau bụng dưới bên phải có thể là hiện tượng bình thường và dễ dàng gặp phải ở nhiều chị em phụ nữ. 
  • Cơn đau có thể xuất phát từ bên phải bụng dưới, trước hoặc trong ngày kinh nguyệt. 

3. Đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ – Sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản cũng là một nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ giới. Cảm giác đau dữ dội, nhất là sau khi người bệnh lao động nặng nhọc. Các cơn đau bắt đầu từ sườn phải, sau đó lan xuống dần khu vực bẹn, háng, có thể kèm theo hiện tượng đái ra máu. 

4. Đau bụng dưới ở bên phải – Viêm bàng quang 

Đau bụng dưới bên phải do viêm bàng quang

Đau bụng dưới bên phải cũng là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang. Ngoài ra, một số triệu chứng khác để nhận biết bệnh bao gồm: 

  • Tiểu buốt, tiểu ra mủ cuối bãi, tiểu ra máu
  • Cảm giác đau nhẹ ở khớp mu,bụng dưới bên phải bị đau khi bàng quang căng.
  • Cơn đau có thể lan rộng sang vùng âm hộ – âm đạo, niệu đạo nhưng sẽ hết hoặc giảm dần khi tiểu xong
  • Đi tiểu nhiều lần, sốt nhẹ…

5. Đau bụng dưới bên phải nữ có phải mang thai?

Đau bụng dưới bên phải nữ có phải mang thai

Những cơn đau dữ dội ở bụng dưới và ngày càng gia tăng kèm theo chậm kinh thì chị em cần hết sức lưu ý. Vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng mang thai ngoài tử cung. 

Ngoài ra, chị em còn có thể chú ý qua một số triệu chứng khác như đau vùng chậu, ra máu bất thường ở vùng kín, buồn nôn hay chóng mặt…

Xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

6. Đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ – Lạc nội mạc tử cung

Những cơn đau nhói ở bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt có thể do bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra. Cơ thế gây bệnh do các tế bào tử cung di chuyển nhưng bị lạc sang các cơ quan khác bên ngoài tử cung, không được đào thải ra bên ngoài. Từ đó dẫn đến hiện tượng máu kinh ra nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt, bụng dưới đau nhói, dữ dội. 

7. Đau bụng dưới bên phải kèm đau lưng ở nữ – U xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30-40. Các tổ chức u xơ tại thành tử cung phát triển, gây chèn ép tử cung phần phụ và gây ra các cơn đau tại vùng bụng dưới. Cơn đau này có thể xảy ra âm ỉ, xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. 

Ngoài ra, u xơ tử cung còn gây ra một số triệu chứng khác như đau lưng, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt…

8. Đau bụng dưới bên phải nữ sau khi quan hệ – Viêm vùng chậu 

Cơn đau âm ỉ bụng dưới bên phải nữ có thể do bệnh viêm vùng chậu hay một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nào khác tại tử cung, âm đạp, buồng trứng hay vòi trứng…

9. Hiện tượng đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ – Mắc bệnh xã hội

Hiện tượng đau bụng bên phải do bệnh xã hội

Các bệnh lý lây qua đường tình dục (STDs) như bệnh lậu, chlamydia là hai bệnh lý gây đau vùng chậu, từ đó dẫn đến các cơn đau vùng bụng dưới bên trái và bên phải nữ giới. 

Ngoài ra, một số triệu chứng điển hình khi mắc các bệnh xã hội trên bao gồm: tiểu buốt rát, tiểu mủ, chảy máu vùng kín bất thường, khí hư bất thường…Nếu nghi ngờ mắc bệnh, nữ giới nên đến gặp bác sĩ sớm để điều trị bệnh, hạn chế lây nhiễm cho bạn tình và người thân. 

10. Đau bụng dưới bên phải sau khi ăn do rối loạn tiêu hóa

Tắc ruột hay viêm đại tràng cũng là những nguyên nhân đau bụng dưới bên phải của phụ nữ. Ngoài triệu chứng này, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm biểu hiện muốn đi đại tiện, cứng bụng, đại tiện phân lỏng, nhất là sau khi ăn phải đồ lạnh. 

[Shortcode tư vấn phụ khoa]

Bị đau bụng dưới bên phải nữ giới phải làm sao? 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, căn cứ vào nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng dưới bên phải nữ giới mà sẽ có phương pháp điều trị và khắc phục riêng cho từng trường hợp. 

Bị đau bụng dưới bên phải nữ giới phải làm sao

Tuy nhiên, để tìm ra chính xác nguyên nhân thì đòi hỏi người bệnh phải chủ động đi khám, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám & điều trị. 

  • Với trường hợp nữ giới bị đau bụng dưới bên phải do viêm bàng quang, viêm ruột thừa hay thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng…cần thiết phải thăm khám sớm và tiến hành phẫu thuật kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. 
  • Với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm âm đạo, các bệnh xã hội…tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể mà có phác đồ điều trị thích hợp. 

Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại địa chỉ 193c1 – Phố Bà Triệu – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội đang là cơ sở chuyên Sản phụ khoa hàng đầu, có thế mạnh thăm khám – điều trị các bệnh phụ khoa & các bệnh xã hội ở nữ giới. 

Do đó, chị em đang gặp phải hiện tượng đau bụng dưới rốn bên phải không rõ nguyên nhân có thể liên hệ tư vấn và thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

  • Ngoài ra, khi gặp hiện tượng đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ, chị em cần lưu ý một số khuyến cáo của chuyên gia dưới đây:
    Không tự ý dùng thuốc điều tại nhà khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và chưa có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Tuân thủ thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, từ đó điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Đau bụng dưới bên phải nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, bệnh tiết niệu hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Do đó, tốt nhất hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả, phòng ngừa tái phát và biến chứng.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối