Danh Sách 20+ Cách Phát Hiện Có Thai Sớm Nhất Bạn Nên Biết
Ngay sau khi thụ thai cơ thể đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng có thai sớm. Lúc này cơ thể phụ nữ sẽ có những biểu hiện khác lạ, so với bình thường. Hãy cùng tham khảo 20+ cách phát hiện có thai sớm nhất dưới đây để chăm sức khỏe thật tốt cho một thai kỳ trọn vẹn nhé!
20+ cách phát hiện có thai sớm nhất sau tuần đầu quan hệ
Sau khi thụ thai từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4, mọi diễn biến mới chỉ ở cấp độ tế bào. Vì thế thời gian này đi khám thai cũng khó có thể xem được thai nhi, thời gian đi khám thai lần đầu tiên tốt nhất nên là tuần thứ 5 – 8.
Do đó để chuẩn bị tốt kỳ mang thai, chị em nên biết các cách phát hiện có thai sớm nhất, sẵn sàng tâm lý và chăm sóc sức khỏe thật tốt cho bé được phát triển khỏe mạnh.
Chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh
Theo các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết máu báo có thai thường xuất hiện ở ngày thứ 10 -14 sau khi trứng được thụ tinh. Hiện tượng này được gọi là chảy máu ngoài âm đạo, xuất huyết do phôi làm tổ thường bị chị em nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu nhận biết máu báo có thai khác với máu kinh nguyệt cụ thể như:
- Màu sắc: máu báo thai có màu hồng, đỏ hoặc nâu
- Lượng máu: lượng máu chảy ra rất ít, chị em chỉ nhận thấy máu rỉ trên quần lót hay khi dùng khăn, giấy lau âm đạo.
- Thời gian xuất huyết: chảy máu do phôi làm tổ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 3 ngày phụ thuộc vào cơ địa phụ nữ
- Có xuất hiện những cơn đau nhẹ hoặc đôi khi là trầm trọng
Nếu chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh và trước đó chị em đã thực hiện giao hợp, thì đây rất có thể là dấu hiệu báo có thai.
Trễ kinh
Sau khi trứng được thụ tinh sẽ không xuất hiện bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi kết thúc thai kỳ. Bởi hi phôi đã được làm tổ ổn định trong tử cung, cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra hormone HCG duy trì thai kỳ và làm suy giảm phát triển của các nang trứng trong buồng trứng, từ đó ngưng chu kỳ kinh nguyệt.
Nồng độ HCG đủ mức biểu hiện sau 2 tuần thụ thai hay sau 7 ngày trễ kinh. Nếu kết quả cho 2 vạch dương tính với HCG bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chăm sóc thai nhi và mẹ khỏe mạnh.
Vùng kín ẩm ướt, tiết nhiều dịch nhầy
Khi đến thời kỳ rụng trứng, thành tử cung sẽ dày lên và tiết nhiều chất dịch nhầy để giúp tinh trùng dễ di chuyển vào gặp trứng. Khi trứng được thụ thai, chất nhầy tiếp tục được sản xuất để nuôi giữ thai.
Vì thế lúc này chị em sẽ có cảm giác vùng kín ẩm ướt, khí hư loãng ra nhiều, không có mùi.
Đau bụng nhẹ
Khi có thai, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau bụng âm ỉ xuất hiện giống như sắp đến ngày đèn đỏ và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…
Mệt mỏi
Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi kể ngay từ khi mang thai tuần đầu. Sự biểu hiện này là do cơ thể đang cật lực cung cấp dưỡng chất cho bào thai hình thành và phát triển. Nguyên nhân chính là nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng nhanh và duy trì suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Đột ngột thay đổi nồng độ hormone có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, có khi kiệt sức.
Buồn nôn, nôn mửa
Buồn nôn và nôn (ốm nghén) là một trong những cách phát hiện có thai sớm nhất. Khoảng 2/3 phụ nữ có thai đều phải chịu cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ. Thông thường triệu chứng này sẽ kết thúc vào khoảng tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ. Chỉ có một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn theo đến tận lúc sinh.
Những thay đổi ở vùng ngực
Ngay sau khi thu thai, cơ thể sẽ bắt đầu điều chỉnh hormone để chuẩn bị cho quá trình thai kỳ, lượng HCG tăng cao khiến vùng ngực bị thay đổi hình dạng và kích cỡ. Đồng thời lượng máu cũng được vận chuyển nhiều đến vùng ngực gây đau nhức, có cảm giác bị sưng, xung quanh núm vú sẫm màu.
Theo các chuyên gia cho biết, dấu hiệu này có thể xuất hiện chỉ sau 1 -2 tuần thụ thai thành công và sau khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ triệu chứng sẽ giảm dần và mất hẳn.
Chướng bụng, đầy bụng
Sự tăng tiết mạnh mẽ của progesterone đã gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể mẹ bầu. Hệ cơ trong vùng tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng, các cơ trong ruột, trở nên “lười biếng” hơn, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Tiết nhiều nước bọt
Hiện tượng dư thừa nước bọt là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit dạ dày gây ợ nóng tiếp theo. Do đó nếu đột nhiên thấy miệng tiết nhiều nước bọt khi không có các kích thích ngoài cảnh thì đây có xem là dấu hiệu nhận biết có thai sớm
Ợ nóng
Những biến đổi trong điều tiết nồng độ hormone của cơ thể khi mang thai có thể làm cho van giữa dạ dày và thực quản trở nên thư giãn. Từ đó khiến axit dạ dày bị trào ngược dẫn đến chứng ợ nóng cho mẹ bầu.
Để giảm cảm giác khó chịu do ợ nóng mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no và giữa tư thế ngồi thẳng khi bị ợ nóng.
Bị táo bón
Một lần nữa, sự tăng tiết hormone progesterone lại gây ra những bất thường trong hệ tiêu hóa. Hormone progesterone có tác động làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới táo bón.
Để khắc phục, hãy chắc chắn mẹ bầu cần uống đủ lượng nước ít nhất 2 lít mỗi ngày và tích cực ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Đau lưng
Đột nhiên đau lưng mà không do các tổn thương cơ học hay chất thương nào thì đây rất có thể là dấu hiệu bạn có thai. Lúc này, một số khớp và dây chằng cần phải tự nới lỏng để sẵn sàng cho việc mang vác bào thai và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Dấu hiệu đau lưng này đôi khi còn tiến triển theo thời kỳ mang thai. Khi thai càng lớn, trọng lượng cơ thể của thai nhi sẽ càng làm tăng áp lực lên sống lưng, gia tăng nguy cơ bị đau lưng cả thai kỳ.
Đi tiểu nhiều lần
Nếu việc đi tiểu thường xuyên của chị em không phải do thay đổi thói quen ăn uống hay uống nhiều nước hơn bình thường, thì đây có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên. Biểu hiện này thường xuất hiện trong khoảng một đến ba tuần sau khi đậu thai.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng có thể là một dấu hiệu mang thai. Lúc này lượng hormone progesterone tăng tiết khiến nhiệt độ cơ thể cũng bị tăng lên, gần giống như triệu chứng của ngày đèn đỏ.
Thay đổi tâm tính
Tâm trạng dễ bị kích động thay đổi thất thường khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, khiến mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này. Những cảm xúc hưng phấn, lo lắng, chán nản… thay đổi liên tục đôi khi chẳng có lý do.
Tuy nhiên mẹ bầu hãy cố gắng tránh những cảm giác lo âu, tiêu cực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thay đổi khẩu vị
Nếu vào một ngày bạn bỗng nhiên thích ăn những món mà trước kia chẳng bao giờ ăn, thì rất có thể bạn đã có em bé. Nồng độ hormone HCG tăng cao trong suốt thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị kích thích cảm giác thèm ăn với một số loại thực phẩm, đồng thời cũng không mấy thiện cảm với vài loại khác.
Nhạy cảm với nhiệt độ
Nếu sáng ra chị em thấy lạnh cóng khi vừa tỉnh dậy, nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì cảm thấy quá nóng. Sự nhạy cảm với nhiệt độ này cũng là biểu hiện của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
Rối loạn vị giác
Khi mang thai là do nồng độ estrogen tăng có ảnh hưởng đáng kể đến vị giác của mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy có mùi lạ tồn tại trong miệng dai dẳng. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng này dễ chịu hơn hoặc mất hẳn khi qua giai đoạn đầu của thai kỳ. Lúc này nội tiết tố đã ổn định và cơ thể đã “quen” với sự xuất hiện của thai nhi trong bụng.
Khó thở hụt hơi
Lúc mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố. Điều khiển niêm mạc tử cung dày lên để hỗ trợ thai nhi, đồng thời cơ thể mẹ cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khó thở hoặc hụt hơi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Nướu sưng và đau
Trong thi kỳ, cơ thể phải tập trung lượng máu và chất lỏng cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Điều này khiến các mẹ rất dễ bị sưng các mô bao gồm cả nướu. Chính vì thế, ở một số mẹ bầu gặp phải tình trạng nướu bị viêm, đau, chảy máu, mặt sưng húp. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.
Nổi mụn sạm da
Sự kết hợp của tình trạng tăng thể tích máu và nồng độ hormone tăng cao hơn, làm cho lượng máu qua các mạch nhiều hơn. Khiến các tuyến dầu của cơ thể phải hoạt động quá mức, da bị bóng dầu. Tình trạng da đổ quá nhiều dầu, bí tắc lỗ chân lông khiến mẹ bầu dễ nổi mụn, da sạm đi
Tăng cân đáng kể
Nếu cân nặng của bạn vốn dĩ ổn định, bỗng nhiên bạn lại thấy cơ thể nặng nề hơn, quần áo bị chật, cân nặng đã tăng lên. Kèm theo đó là hiện tượng thèm ăn nhiều thức, ăn rất ngon miệng thì đây có thể là dấu hiệu bạn đã có thai.
Những lưu ý cho các tuần mang thai đầu tiên
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm và rất quan trong, do đó các mẹ nên chăm sóc sức khỏe tốt và lưu ý một số điều sau:
- Sau khi thử bằng que tránh thai, kết quả biểu hiện là có thai và bạn không xác định được thai nhi đang ở tuần thứ bao nhiêu. Điều tốt nhất là vợ chồng bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác và nhận lịch hẹn khám thai tiếp theo.
- Trong toàn bộ quá trình mang thai, mẹ bầu chú ý khám thai định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé, cũng như phát hiện được những dị tật bất thường của thai nhi nếu có.
- Mẹ bầu nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhằm hạn chế tình trạng béo phì dư chất hoặc thiếu chất, tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Kỳ đầu thai kỳ bạn nên bổ sung axit folic vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của thai nhi
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu gia đình có nhiều quá nhiều mối lo hãy san sẻ cùng chồng và người thân cùng tìm cách giải quyết. Bởi thời kỳ mang thai mẹ bầu rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.
Những cách phát hiện mang thai sớm là điều cần thiết mà mỗi cặp vợ chồng dự định sắp có con nên biết. Vì thời kỳ đầu của thai kỳ đối với mẹ bé đều rất nhạy cảm cần được chăm sóc tốt để đảm bảo toàn bộ quá trình mang thai được suôn sẻ, khi vượt cạn được mẹ tròn con vuông. Hi vọng, những thông tin chia sẻ của bài viết là hữu ích với các cặp vợ chồng. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp nhanh chóng và miễn phí.