[ BẬT MÍ] 8 Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản, an toàn
Theo nghiên cứu khoa học, phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình mang thai. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả.
Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý khá gặp trong thai kỳ, là tình trạng giãn tĩnh mạch trong trực tràng khiến các cụm tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn bị sa xuống, sưng và phồng lên do thai nhi ngày càng phát triển tạo áp lực lên dây thần kinh của hậu môn.
Bị trĩ khi mang thai có thể gây đau, ngứa, chảy máu khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu.
Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại những khó khăn cho người bệnh, đặc biệt là bà bầu. Có rất nhiều nguyên nhân bà bầu mắc bệnh trĩ, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
- Trọng lượng của thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực lên các cơ quan nội tạng và mô của mẹ. Tử cung đè vào tĩnh mạch chủ gây cản trở sự tuần hoàn tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng khiến các tĩnh mạch này bị sưng và gây đau
- Bị táo bón khi mang thai
- Trong quá trình mang thai mẹ bầu ít vận động, ngồi nhiều, khiến khí huyết khó lưu thông, tăng độ sa giãn của búi trĩ
- Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch
- Nồng độ hormone progesterone khi mang thai tăng lên cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Dù là bất kỳ nguyên nhân nào, bà bầu nên có điều tiết cho sinh hoạt hàng ngày, nếu không tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn, gây khó khăn cho việc sinh con sau này. Bà bầu nên chú ý, phát hiện bệnh kịp thời thông qua những biểu hiện sau.
Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai cần sớm được nhận biết
Bệnh trĩ cơ bản chia làm 2 loại trĩ ngoại và trĩ nội, người mắc cả 2 loại là trĩ hỗn hợp. Tùy theo mức độ tổn thương, bệnh trĩ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng được chia làm 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Đôi khi có hiện tượng đau và ra máu khi đi đại tiện
- Cấp độ 2: Búi trĩ có hiện tượng sa xuống và lấp ló khi đi đại tiện
- Cấp độ 3: Búi trĩ thường xuyên sa xuống, sau đó tự co lên
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài, khó đẩy lên hay đẩy lên cũng sa xuống, có nguy cơ bị hoại tử.
Như đã nói ở trên, bị trĩ khi mang bầu không ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ bầu trong quá trình mang thai, cần điều trị sớm đẻ bệnh không chuyển biến nặng hơn.
Cụ thể, những ảnh hưởng mà mẹ bầu có thể trải qua khi mang thai:
- Đau rát, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến mất máu, da xanh hoặc vàng, máu không đủ vận chuyển đến não gây chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
- Trường hợp, búi trĩ to, sa nặng xuống hậu môn, gây cản trở quá trình đào thải phân, khiến bà bầu bị đau đớn, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây viêm, loét, nhiễm vi khuẩn, nấm thậm chí là hoại tử.
- Quá trình sinh con gặp khó khăn
Để tránh những ảnh hưởng mà mẹ bầu phải trải qua khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ có những cách điều trị an toàn; xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học .
Bà bầu có sinh thường được không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều trị em phụ nữ khi mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên phải tùy theo tình trạng của bệnh và sức khỏe của sản phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên sinh thường hay sinh mổ.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất
Bệnh trĩ thường sẽ mất sau khi sinh con xong, tuy nhiên cũng có trường hợp phải can thiệp phẫu thuật. Bà bầu có thể sử dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách ăn nhiều rau củ quả
Chất xơ trong rau củ quả có tác dụng nhuận tràng, điều hòa hệ tiêu hóa, giúp loại bỏ các chất oxy hóa. Các loại trái cây như bơ, cam, đu đủ, bưởi, chuối chín, các quả mọng nước. Các loại râu như bông cải xanh, rau lang, rau mồng tơi các loại hạt như yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, hạnh nhân, óc chó…
Uống nhiều nước – cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Uống nhiều nước giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế táo bón- tác nhân chính gây bệnh trĩ, nên uống nước đều đặn, không uống cùng một lúc sẽ gây hại cho cơ thể
Lưu ý: Bà bầu có hệ tiêu hóa yếu, huyết áp thấp, khí huyết kém, bụng yếu, tay chân lạnh hay bị lạnh bụng khi đi ngoài không nên uống nhiều nước vì sẽ làm suy
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – Tập các bài thể dụng nhẹ, tránh ngồi lâu
Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu hay mệt mỏi nên việc ngồi lâu một chỗ thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn. Bà bầu cần chú ý đi lại kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể tập các bài tập yoga, đi bộ,… giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn thế nữa còn tăng sức khỏe cho mẹ và bé.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn bằng cách Ăn nhiều yaourt (sữa chua)
Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đẹp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giúp thai nhi phát triển và hạn chế bệnh trĩ.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ lượng dưỡng chất gấp đôi hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. Tuy nhiên việc ăn uống không điều độ, lượng thức ăn đưa vào quá tải khiến cho dạ dày hoạt động nhiều, gây khó tiêu. Các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn của mình để đảm bảo hệ tiêu hóa diễn ra bình thường.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – Ngâm vùng trực tràng (hậu môn) trong nước ấm
Đối với bà bầu bị mắc bệnh trĩ nên ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau và sưng. Ngâm sau mỗi lần đi vệ sinh 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Sử dụng kem bôi trơn – cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn
Sử dụng kem bôi trơn sẽ giúp giảm viêm nhiễm. Bạn nên dùng loại kem chiết xuất từ thảo dược, an toàn cho da, không gây tác dụng phụ với các thành phần như: lá lốt, cúc tần, lá sung,…Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng.
Áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu cũng là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất.
- Tránh vận động mạnh: Mẹ bầu không nên bưng bê vật nặng vì sẽ tạo nhiều áp lực lên vùng xương chậu và bụng
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
- Hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều muối: gây tích nước, tăng khối lượng máu lưu thông
- Tránh tăng cân quá nhiều bởi dễ gây áp lực lên trực tràng
- Ăn uống điều độ, kết hợp tập luyện thể tháo nhẹ nhàng
Tình trạng trĩ ở bà bầu sẽ gây nhiều khó chịu do đó để cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở bà bầu. Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn nhất, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ, nên đi thăm khám bác sĩ đẻ có hướng điều trị hợp lý. Cuối cùng, chúc mẹ bầu sớm điều trị bệnh thành công và thai nhi khỏe mạnh.