Top 10+ các bệnh phụ khoa mà các chị em phụ nữ thường gặp phải

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng ngày 22/01/2022

Theo thống kê, có tới 70% nữ giới mắc viêm nhiễm phụ khoa và thường bị tái phát nhiều lần. Tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh phụ khoa lại gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giảm khoái cảm khi ân ái và đặc biệt, có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Việc trang bị những kiến thức về các loại bệnh phụ khoa thường gặp để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp Top 10+ các bệnh phụ khoa mà các chị em phụ nữ thường hay gặp phải. 

I. Bệnh phụ khoa là gì?

Thuật ngữ y tế bệnh phụ khoa được dùng chung cho các bệnh lý liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh dục ở nữ giới, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

Các chuyên gia cho biết, các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mà còn có thể xảy ra ở những người chưa từng quan hệ tình dục, các bé gái trong tuổi dậy thì hoặc phụ nữ đã mãn kinh.

Bệnh phụ khoa là gì?

Tác nhân chính gây ra các bệnh phụ khoa là do sự tấn công của các loại nấm lên men, vi khuẩn hay trùng roi. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề bệnh lý còn liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố hoặc cấu trúc bất thường của cơ thể.

II. Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa và triệu chứng thường gặp

* Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa chủ yếu do một số yếu tố sau:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vùng kín bí bách không thông thoáng
  • Bị mất cân bằng nội tiết tố
  • Do thói quen mặc quần lót chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh và an toàn
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
  • Nạo hút thai nhiều lần

Quan hệ tình dục không lành mạnh và an toàn

* Các triệu chứng thường gặp chung của các bệnh phụ khoa:

  • Khí hư ra nhiều có màu sắc và mùi bất thường, bị vón cục hoặc quá loãng
  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát, đôi khi còn bị sưng tấy
  • Đau vùng bụng dưới và xương chậu
  • Đôi khi bị chảy máu âm đạo một cách bất thường
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, thậm chí còn tiểu ra máu
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Kinh nguyệt bị rối loạn

Đa phần, các bệnh phụ khoa nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì ít khi để lại biến chứng. Nhưng do tâm lý e ngại, nhiều chị em không chủ động đi thăm khám dẫn đến bệnh phát triển thêm nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

[Shortcode tư vấn phụ khoa]

III. Top 10+ bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

1. Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, khiến cho nữ giới luôn cảm thấy không thoải mái và tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm lộ tuyến thường gây ra bởi một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và Chlamydia. Ngoài ra, bệnh viêm vùng chậu cũng có thể bắt nguồn do vi khuẩn.

Viêm vùng chậu

Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng đắn thì bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng và kéo dài như vô sinh, mang thai ngoài tử cung hay đau xương chậu mãn tính.

2. Viêm ống dẫn trứng

Bệnh viêm ống dẫn trứng thường gặp nhất ở những chị em đang ở trong độ tuổi sinh nở. Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do nấm men, vi khuẩn và do một số tác nhân khác.

Viêm ống dẫn trứng

Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp bị viêm ống dẫn trứng thường là do tình trạng nhiễm trùng từ cổ tử cung hay âm đạo lan sâu vào trong vòi trứng. Tùy vào từng mức độ bị bệnh mà sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau.

  • Ở dạng cấp tính: triệu chứng của bệnh thường bùng phát một cách đột ngột nhưng ở mức độ nhẹ. Bệnh thường có thể chữa khỏi trong vòng 1 tuần nếu thăm khám kịp thời và phương pháp điều trị đúng đắn.
  • Ở dạng mãn tính: tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài và gây mủ trắng. Lúc này, phản ứng viêm có thể phá hoại các mô ở trong ống dẫn trứng. Bệnh nếu không có phác đồ điều trị thích hợp rất dễ gây ra các biến chứng vô sinh, hiếm muộn, khó giữ con khi mang thai hoặc khó sinh.

Tham khảo: Cách nhận biết chính xác khí hư khi mang thai có màu gì?

3. Viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn tới tiết dịch bất thường, gây đau rát và ngứa.

Bệnh viêm âm đạo thường do bị nhiễm trùng hoặc do mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo. Bên cạnh đó, suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh hay một số các rối loạn về da cũng có thể làm bùng phát bệnh viêm âm đạo. Những sai lầm tai hại của chị em khi vệ sinh vùng kín cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo.

Viêm âm đạo

Bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ có ít nhất một lần bị viêm âm đạo trong cuộc đời. Bệnh viêm âm đạo không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nữ giới, mà nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

4. Viêm cổ tử cung

Đặc trưng của bệnh viêm cổ tử cung là tình trạng sưng viêm, lở loét tại cổ tử cung do một số tác nhân như nấm men, nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng. Theo thống kê, có tới khoảng hơn 50% phụ nữ Việt Nam mắc phải bệnh viêm cổ tử cung, trong đó có tới 40% ca bệnh đã diễn tiến nặng nề chuyển thành viêm loét cổ tử cung và có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung được chia thành 2 loại chính là viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính.

Viêm cổ tử cung

Biểu hiện của bệnh viêm cổ tử cung tương đối giống với bệnh viêm âm đạo, bao gồm: ra huyết trắng đục hoặc vàng có mùi khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu âm đạo hay bị đau rát khi quan hệ tình dục.

Bệnh viêm tử cung không phải là bệnh phụ khoa khó chữa, nhưng nếu không can thiệp sớm bệnh có thể làm giảm chức năng miễn dịch của âm đạo và tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, Chlamydia và HIV.

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đây là bệnh lý xuất hiện khi các tuyến làm nhiệm vụ bài tiết dịch nhầy tử cung bị lộ ra ngoài và viêm nhiễm. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở những chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh là gây đau vùng âm hộ, khó hư ra nhiều bất thường và có mùi khó chịu. Nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra hiếm muộn, sảy thai, sinh non hoặc thậm chí là vô sinh.

6. U nang buồng trứng

Thuật ngữ y tế u nang buồng trứng dùng để mô tả một khối chất rắn hay chứa dịch có dạng giống như bã đậu phát triển một cách bất thường ngay bên trên hoặc bên trong buồng trứng. Đôi khi, khối u này có thể là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.

U nang buồng trứng

Bên cạnh đó, u nang buồng trứng còn có thể phát triển từ các mô của buồng trứng, loại này thường gặp và chiếm tới 3,6% các bệnh phụ khoa. U nang buồng trứng có nhiều dạng khác nhau, trong đó có tới 90% là các khối u lành tính, 10% còn lại có khả năng phát triển thành ác tính gây ung thư.

Bênh u nang buồng trứng nếu không được điều trị rất dễ gây ra những biến chứng như đau ở vùng chậu, đùi hay thắt lưng, đau tức vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu liên tục, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân không rõ nguyên nhân. Trường hợp không can thiệp điều trị sớm thì khối u có thể phát triển lớn và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra xoắn u nang, vỡ nang, chèn ép tạng xung quanh…

7. U xơ tử cung

U xơ tử cung là thuật ngữ đề cập đến khối u lành tính xuất hiện tại cơ trơn tử cung. Bệnh phụ khoa này thường ảnh hưởng tới nữ giới ở trong độ tuổi sinh sản từ khoảng 25-50 tuổi.

U xơ tử cung rất hiếm để chuyển thành ác tính và đồng thời cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nhưng khối u xơ có thể tăng kích thước. Nếu kích thước u lớn có thể gây ra chảy máu tử cung bất thường hoặc chèn ép lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong buồng tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng.

U xơ tử cung

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các u xơ có thể gây biến dạng lòng tử cung, dẫn đến giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ bị sảy thai ở nữ giới và các vấn đề xấu khác như sinh non, thai nhi chậm phát triển, nhau bong non.

Xem thêm: U xơ cổ tử cung kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm kích thước u?

8. Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc cổ tử cung là bệnh phụ khoa đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt trong của tử cung, các phản ứng viêm có thể do ký sinh trùng, nấm men, vi khuẩn gây ra.

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung thường gặp nhất ở nữ giới sau khi bị sẩy thai hoặc sinh non, bởi lúc này, sản dịch có thể không thoát ra hết mà ứ đọng lại trong tử cung do nhau thai còn sót lại.

Ra khí hư màu xanh, có lẫn mủ hoặc máu cùng mùi hôi rất khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm nội mạc cổ tử cung. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc có xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, chóng mặt hoặc đau đầu.

9. Viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị các phản ứng viêm tấn công do vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng hoặc vi trùng. Tình trạng viêm này có thể cùng lúc ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong khung chậu như ống dẫn trứng, nội mạc tử cung, tử cung hoặc thậm chí là cả phúc mạc và thành bụng.

Viêm buồng trứng

Tác nhân chính gây bệnh viêm buồng trứng là vi khuẩn Chlamydia trachomatis và Neisseria. Nhiễm trùng đa phần thường lây lan từ cổ tử cung vào tử cung sau đó vào ống dẫn trứng rồi đi vào buồng trứng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp còn có thể lây lan vào trong khoang phúc mạc hay thành bụng.

Nếu không điều trị nghiêm túc, bệnh viêm buồng trứng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới.

10. Hội chứng đau âm hộ mãn tính

Hội chứng này gây ra do tình trạng đau tại khu vực xung quanh cửa âm đạo. Hội chứng đau âm hộ mãn tính là một trong số những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.

Hội chứng đau âm hộ mãn tính

Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh này. Tuy nhiên các tình trạng như tổn thương hoặc kích thích các dây thần kinh ở xung quanh âm hộ, viêm âm đạo, dị ứng hay quá mẫn cảm ở da được cho là có liên quan.

Hội chứng đau âm hộ mãn tính có thể gây đau liên tục hay không liên tục, thậm chí còn có khả năng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi có áp lực xảy ra tại các khu vực xung quanh lối vào âm đạo.

IV. Nữ giới cần làm gì khi mắc bệnh phụ khoa?

Bệnh phụ khoa là một trong những vấn đề khó nói, gây tâm lý ngại ngùng cho nữ giới. Nhiều người khi bị mắc bệnh phụ khoa thường không biết làm thế nào. Dưới đây là những cách xử lý giúp nữ giới bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

  • Thăm khám càng sớm càng tốt: việc thăm khám là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh được tốt hơn. Tùy vào tình trạng bệnh và các yếu tố liên quan mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn.
  • Nghiêm túc điều trị: khi bị bệnh, nữ giới cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng, thời gian và tần suất; chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ; luôn giữ cho vùng kín được thông thoáng.
  • Chăm sóc và dự phòng: bên cạnh thăm khám và điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh phụ khoa như: không dùng các sản phẩm có chất tẩy mạnh và chứa nhiều hương liệu để vệ sinh vùng kín; không thụt rửa sâu vào âm đạo; thay băng vệ sinh ít nhất là cách 4 giờ 1 lần trong chu kỳ; tránh quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh phụ khoa; thường xuyên thay quần lót, sử dụng quần lót được làm từ các chất liệu mềm mại; có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nữ giới cần làm gì khi mắc bệnh phụ khoa?

Trên đây, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng vừa tổng hợp thông tin chi tiết đến bạn đọc Top 10+ bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp nhất. Nếu phát hiện mình có dấu hiệu của một trong những bệnh phụ khoa trên, người bệnh nên chủ động thăm khám để có thể được điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Mọi thông tin thắc mắc về bệnh phụ khoa cần được tư vấn, bạn đọc vui lòng gọi ngay số điện thoại Hotline…. để được hỗ trợ.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối