Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? [10 trái cây cần bổ sung]
Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Trĩ nội, trĩ ngoại nên ăn gì, nên bổ sung trái cây nào để triệu chứng bệnh được cải thiện? Có thể nói, đối với bệnh nhân trĩ, chế độ ăn uống hàng ngày phần nào tác động tới sự phục hồi bệnh. Vì vậy, nội dung bài viết dưới đây cung cấp những thực phẩm bệnh nhân trĩ nên ăn.
Bệnh trĩ ăn trái cây gì? 10 loại quả nên ghi nhớ
Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? Trái cây tươi được đánh giá là nhóm thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trĩ. Chất xơ, vitamin trong trái cây tươi giúp ngăn chặn chứng táo bón, nhuận tràng,… Dưới đây là một số trái cây có tác dụng giảm tổn thương mạch máu, giảm chứng đại tiện khó, đau rát hậu môn… ở bệnh nhân trĩ.
1. Việt quất giúp bảo vệ thành mạch
Tác dụng: Việt quất chứa anthocyanin – chất có khả năng chống oxy hóa, tăng độ bền thành mạch. Bảo vệ thành tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn khỏi tổn thương. Hạn chế hiện tượng sung huyết búi trĩ, ngăn ngừa chảy máu và nhiễm trùng…
Bệnh nhân trĩ thường mệt mỏi, chóng mặt,… hàm lượng sắt tự nhiên trong việt quất giúp bổ sung dưỡng chất. 100g việt quất chứa 2.4g chất xơ: ngăn chặn táo bón, hệ tiêu hóa khỏe mạnh…
2. Đu đủ cải thiện chức năng tiêu hóa
Tác dụng: Nhuận tràng, enzyme papain trong đu đủ phá vỡ lượng protein xấu trong thịt và đồ ăn khó tiêu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đài thải phân tốt hơn… Đu đủ còn chứa carotenoids – giảm viêm nhiễm, hạn chế cơn đau búi trĩ.
Bệnh nhân trĩ nên ăn đu đủ chín từ 2 – 3 lần/tuần để cải thiện bệnh trĩ và tăng cường sức đề kháng.
3. Quả lựu giảm tình trạng táo bón
Tác dụng: Chứa nhiều khoáng chất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa rất cao, tăng khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm nhiễm.
Nên sử dụng nước ép lựu thường xuyên để giảm mức độ tổn thương trực tràng, cải thiện chứng sung huyết. Lựu chứa nhiều dưỡng chất natri, đồng, sắt, vitamin B, C, E… nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch…
4. Chuối thúc đẩy hoạt động của đường ruột
Tác dụng: Hỗ trợ hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất oxy hóa và chất xơ hòa tan trong chuối sẽ nhanh chóng làm lành tế bào bị tổn thương, tăng sức bền thành mạch…
Ngoài ra, chuối chứa một lượng tinh bột kháng. Góp phần hạn chế sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột.
Cách sử dụng: Bệnh nhân trĩ nên ăn 1 – 2 quả chuối chín/ngày để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh trĩ.
5. Bơ chứa nhiều năng lượng tốt cho bệnh nhân trĩ
Tác dụng: Bơ chứa hàm lượng carbohydrate cao nhưng rất dễ hấp thu và tiêu hóa. Loại quả này được sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, hội chứng kích ruột,…
Ngoài ra, quả bơ còn chứa nhiều vitamin, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể như E, K, C, B5, B6, kali…
6. Trái anh đào giúp giảm viêm mạnh mẽ
Chất polyphenol trong quả anh đào có tác dụng giảm viêm mạnh mẽ. Với hàm lượng vitamin A, C dồi dào, quả anh đào còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, chức năng tiêu hóa ổn định, giảm chứng táo bón…
Cách sử dụng: Nước ép trái anh đào được ứng dụng trong điều trị viêm mạn tính.
7. Táo giàu vitamin B
Tác dụng: Giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Tăng cường hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dài. Từ đó, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lão hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch…
Táo là trái cây thơm ngon. Táo chứa hàm lượng chất xơ pectin có tác dụng làm mềm, tăng khối lượng phân. Ăn táo mỗi ngày giúp bệnh nhân trĩ giảm nhiệt, đại tiện dễ dàng…
8. Dừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Tác dụng: Kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, chống oxy hóa… Nước dừa nâng cao năng lượng, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nước dừa có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày và kích thích nhu động ruột. Nên uống nước dừa thường xuyên để thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, hạn chế chứng táo bón, đầy hơi, đau rát khi đại tiện…
Lưu ý: Không nên lạm dụng nhiều nước dừa, vì dễ bị hạ huyết áp. Mỗi ngày nên dùng khoảng 200ml nước dừa khi đã ăn no. Không uống nước dừa buổi tối dễ gây đầy bụng.
9. Dưa hấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
Tác dụng: Dưa hấu chứa hợp chất Lycopene – hỗ trợ ngăn ngừa khả năng ung thư ở cơ quan tiêu hóa, ức chế sự phát triển kích thước búi trĩ.
Bệnh nhân trĩ nên ăn nhiều dưa hấu để bổ sung vitamin C, làm chậm quá trình oxy hóa, hồi phục mô đang bị tổn thương. Chất thực vật cucurbitacin E giúp giảm viêm, ngăn ngừa xung huyết trực tràng.
Nên bổ sung dưa hấu vào bữa ăn hàng ngày để giảm đầy hơi, táo bón, đau rát khi đại tiện…
10. Nên ăn cà tím khi bị trĩ
Bệnh nhân bị trĩ nên bổ sung cà tím vào bữa ăn hàng ngày. Tác dụng: bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhuận tràng, tiêu viêm. Hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và ngăn ngừa táo bón, giảm mức độ phát triển của chứng sa búi trĩ ở bệnh nhân trĩ.
Bệnh trĩ có nên ăn tỏi không?
Như vậy, bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì đã có câu trả lời. Vậy bệnh trĩ có nên ăn tỏi không? Chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi có tác dụng giảm sưng đau, phù nề búi trĩ. Đồng thời, tinh chất chống oxy hóa ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây viêm.
Mặc dù chữa trĩ bằng tỏi là phương pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp với phương pháp này. Cụ thể:
- Chỉ sử dụng tỏi chữa trĩ với liều lượng vừa đủ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Tỏi thích hợp với trường hợp trĩ nhẹ, búi trĩ chưa có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử. Nếu bệnh chuyển nặng sang độ 3, 4, tốt nhất nên đi gặp bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Tỏi có thể gây nóng dạ dày, suy giảm chức năng của dạ dày, dẫn tới ợ chua, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bị đau dạ dày không sử dụng nhiều lần trong ngày.
- Khi sử dụng tỏi chữa trĩ, nếu thấy cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào, nên chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý tốt nhất.
Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc quan tâm bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì, người bệnh cần nắm rõ bệnh trĩ kiêng ăn gì. Vì có những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trĩ nặng thêm. Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn nếu muốn bệnh tình thuyên giảm.
- Cam
Cam giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Tuy nhiên, hàm lượng acid trong cam có thể tăng tiết dịch vị dạ dày, làm triệu chứng đau rát hậu môn nghiêm trọng hơn.
- Quýt
Hàm lượng lớn vitamin C và axit hữu cơ có trong quả quýt không tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Quýt gây kích ứng niêm mạc dạ dày, kích thích đường ruột, gây khó tiêu… khiến triệu chứng bệnh khó chịu và nghiêm trọng hơn.
- Ổi
Ổi là trái cây có lợi cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin C và khoáng chất. Tuy nhiên, ổi cứng và khó tiêu, người bệnh trĩ ăn quả này có thể bị táo bón, đại tiện khó khăn.
- Ớt
Ớt có tính cay nóng, kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, dẫn tới tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó gây đau rát hậu môn, bệnh trĩ nặng thêm.
- Hành tây
Vị cay nóng trong hành tây khiến tình trạng bệnh trĩ khó thuyên giảm. Ăn nhiều hành tây còn khiến cơ thể bị đầy hơi, táo bón.
- Đồ ngọt
Bệnh nhân bị tiểu đường khi ăn đồ ngọt có thể khiến triệu chứng khó tiêu, táo bón tăng mạnh.
Khuyến cáo: Thực tế, các loại trái cây, thực phẩm chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ. Nếu bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng độ 3, 4, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị bệnh trĩ nặng, độ 3, 4 bằng phương pháp ngoại khoa đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã giải đáp thắc mắc bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì và không nên ăn gì. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, lựa chọn được thực phẩm có lợi cho cơ thể.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của Phòng khám Hậu môn trực tràng. Các thông tin của chúng tôi mang tính tham khảo, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời