Ăn Mía Hấp Chữa Thai Lưu Có Thực Sự Hiệu Quả?
Ăn mía hấp chữa thai lưu có hiệu quả không là thắc mắc của khá nhiều chị em. Thai chết lưu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, những kết quả đều khiến chị em tâm lý chị em bất ổn, đau buồn. Tại thời điểm này các mẹ đều rất lo sợ và có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, áp dụng mọi phương pháp có thể để chữa thai lưu. Trong đó chữa thai lưu bằng mía hấp cũng là phương pháp được nhiều chị em truyền tai nhau.
Vậy thực hư về hiệu quả của phương pháp này ra sao, hãy tham khảo bài viết để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Nhận biết dấu hiệu thai chết lưu ở thai phụ
Thai lưu là hiện tượng thai nhi ngừng phát triển trong tử cung của người mẹ hơn 48 giờ.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ (khoảng 8 – 10 tuần) thai nhi còn quá nhỏ nên nhiều sản phụ thường không nhận biết được mình bị thai lưu. Đặc biệt, một số trường hợp thai phụ vẫn có xuất hiện triệu chứng thai nghén như bình thường. Do đó, ngoài việc tìm hiểu ăn mía hấp chữa thai lưu có hiệu quả không, chị em cũng nên biết những dấu hiệu nhận biết thai chết lưu để kịp thời can thiệp điều trị.
Khi thai chết lưu một thời gian, sản phụ sẽ bắt đầu nhận thấy biểu hiện triệu chứng như:
- Thai phụ không thấy con đạp. Cảm thấy tức bụng, đau bụng và nhỏ dần đi. Một vài trường hợp sẽ thấy đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
- Đau bụng dưới, vùng dưới rốn
- Không còn dấu hiệu thai nghén trong tuần thứ 8 của thai kỳ
- Âm đạo chảy máu nâu hoặc đen
- Bụng không phát triển lớn hơn
- Đầu vú đột nhiên căng to ra và có tiết sữa non
- Vỡ nước ối
- Đi khám thai, siêu âm không còn nghe thấy được tim thai
Một số nguyên nhân gây tình trạng thai chết lưu, cụ thể như:
- Thai phụ mắc các bệnh lý nền như: Tim mạch, suy gan, viêm thận, thiếu máu, huyết áp cao, thiếu máu nặng,…
- Thai phụ mắc một số bệnh nội tiết như: Thiểu năng giáp trạng, thiểu năng, tiểu đường, cường năng thượng thận,…
- Thai phụ trong quá trình mang thai bị nhiễm các bệnh như: Sốt rét, các bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS,…
- Thai phụ mang thai khi tuổi đã cao (trên 40 tuổi) tăng nguy cơ thai chết lưu
- Thai mắc các bệnh bẩm sinh như: Não úng thủy, phù nhau thai, vô sọ…
- Dị tật thai nhi như não úng thủy, phù nhau thai…
- Nhiễm độc thai nghén dễ khiến thai chết lưu dù mức độ nặng hay nhẹ.
Công dụng của mía đối với phụ nữ mang thai
Mía là loài cây trồng kinh tế được canh tác ở mọi vùng nước ta. Trong cây mía có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết rất tốt cho cơ thể, đặc biệt đối với mẹ bầu. Các loại vitamin có trong mía như: Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và vitamin C. Các vi chất khoáng thiết yếu như: Canxi, magie, sắt,…
Do đó, nước mía được xem như nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất. Đối với phụ nữ đang mang thai, sử dụng nước mía sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé
Những công dụng thực sự của nước mía đối với mẹ bầu như:
Giảm nguy cơ táo bón
Đa phần các mẹ bầu thường phải đối mặt với tình trạng táo bón trong thai kỳ. Nếu uống nước mía thường xuyên sẽ giúp thai phụ giảm hiện tượng táo bón. Bởi vì trong mía có chứa nhiều Kali giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ bị rối loạn nội tiết, mất dần đi lượng hormone nội tiết tố, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh truyền nhiễm.
Trong mía có hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp cơ thể sản phụ cải thiện được sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh vặt như cúm, sốt..
Tốt cho thai nhi
Trong nước mía có chứa rất nhiều vitamin và các chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, cụ thể là: vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9 và chất axit folic. Đây đều là những chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy hiểm khác.
Giúp thai phụ có da dẻ hồng hào
Trong mía có hoạt chất alpha hydroxy acid – một hoạt chất giúp cái thiện tế bào da. Ngăn ngừa các tình trạng sạm da, mụn nhọt cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu có da dẻ hồng hào, xinh tươi.
Giảm triệu chứng ốm nghén
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ bầu đều phải trải qua kỳ ốm nghén: buồn nôn, nôn, mệt mỏi…
Mẹ bầu thường xuyên uống nước mía, bổ sung vi chất tăng cường sức đề kháng sẽ hạn chế được tình trạng nôn mửa, mệt mỏi.
Ăn mía hấp chữa thai lưu có thực sự hiệu quả?
Với những phân tích ở trên có thể thấy bổ sung mía vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu là rất tốt. Tuy nhiên ăn mía hấp chữa thai lưu hay không lại chưa có khoa học nào chứng minh và cũng chưa được xác nhận về hiệu quả chữa bệnh. Do đó Khi gặp tình trạng thai chết lưu, thai phụ cần lập tức đến bệnh viện thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm chức năng sinh sản, thậm chí là tính mạng.
Chị em cũng có thể tham khảo cách sử dụng mía dưới đây để phòng tránh thai chết lưu, cụ thể như:
- Mía tươi, loại bỏ vỏ, cắt khúc
- Xếp vào nồi hấp cách thủy hoặc luộc trực tiếp như luộc rau
- Đun nhỏ lửa khoảng 10-15 phút cho đến khi mía chín đều rồi gắp ra đĩa, ăn như mía tươi bình thường.
Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn mía hấp chữa thai lưu. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể sử dụng mía hấp như một món ăn bổ dưỡng rất tốt và có lợi cho bà bầu.
Để việc ăn mía hấp có hiệu quả tốt, khi sử dụng mía, chị em nên chú ý các vấn đề sau:
- Lựa chọn mía sạch, tươi, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không có hóa chất độc hại
- Quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Mía hấp nên sử dụng trong ngày và không để qua đêm
- Sản phụ có nguy cơ bị tiểu đường, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ăn mía hấp chữa thai lưu.
- Không nên lạm dụng quá nhiều hoặc ăn dồn dập khiến cơ thể không thể tiêu hóa kịp gây béo phì, tiểu đường…
Mẹ bầu nên làm gì và kiêng làm gì để phòng tránh thai chết lưu?
Để hạn chế tối đa nguy cơ bị thai chết lưu, mẹ bầu trong thời kỳ mang thai nên lưu ý chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bé được cung cấp môi trường tốt nhất để phát triển.
Những điều mẹ bầu nên làm trong suốt thai kỳ để hạn chế tối đa nguy cơ thai lưu, bao gồm:
- Khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và phát hiện những bất thường, dị tật thai nhi, kịp thời xử lý nếu có.
- Tiêm vắc-xin đúng thời điểm. Phụ nữ thường được khuyến cáo nên đi tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai ít nhất 7 tháng để phòng tránh bệnh: sởi, quai bị, viêm gan siêu vi B, uốn ván, cúm,…
- Tránh làm việc nặng, hạn chế căng thẳng, kích động: Quá kích động dễ gây sảy thai. Quá lo lắng, stress có thể hình thành tính cách bé nhút nhát, không hoạt bát, vui vẻ.
- Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe thai nhi: Sắt, axit folic, canxi, vitamin, chất béo, tinh bột, omega-3,…
- Tránh ăn rau ngót, đu đủ, cá chứa thủy ngân, đồ ăn nhiều dầu mỡ… gây động thai, lưu thai
- Tránh ăn thực phẩm không an toàn. Các món ăn sống như gỏi, sushi, thịt chua, trứng lòng đào,…
- Dành nhiều thời gian tìm hiểu cách nuôi dạy con, để giúp con phát triển tốt nhất về trí tuệ.
Những điều mẹ không nên làm để tránh thai lưu, bao gồm:
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây sinh non, sảy thai hoặc di tật thai nhi.
- Không tiếp xúc với khói thuốc, uống rượu bia. Trong khói thuốc chứa chất nicotine, cafein… có thể khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường, sinh non, mắc bệnh hen suyễn, đường hô hấp…. Nếu các ông bố, bà mẹ có thói quen hút thuốc nên cố gắng từ bỏ để em bé được phát triển khỏe mạnh.
- Không sử dụng dịch vụ làm đẹp với hóa chất như: Uốn, nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân,… vì các hóa chất này có chứa nhóm nito có thể gây bệnh đường hô hấp, dị ứng da,…
- Không nên suy nghĩ tiêu cực. Nên dành thời gian nói chuyện với em bé, nếu gặp khó khăn hay phiền muộn hãy chia sẻ với chồng và người thân.
Giải pháp xử lý thai chết lưu kịp thời an toàn cho mẹ
Chắc hẳn rằng khi nhận tin thai chết lưu, các mẹ sẽ rất sốc, sợ hãi và buồn phiền. Thai lưu là tình trạng không ai mong muốn như lúc này mẹ bầu và người nhà cần bình tĩnh và lập tức đưa sản phụ đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Tình trạng thai lưu không được xử lý sẽ gây băng huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Do đó, khi mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu như: đau bụng, ra máu âm đạo, mệt mỏi, thai nhi không đạp… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ sẽ hỗ trợ kịp thời, bảo toàn tính mạng và sức khỏe sinh sản về sau cho chị em phụ nữ.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là cơ sở y tế chuyên phụ khoa uy tín, được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm kiểm tra và chẩn đoán tình trạng thai chết lưu. Nếu thai lưu nhỏ dưới 7 tuần tuổi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc, kích thích co bóp tử cung để đẩy bào thai ra khỏi cơ thể, mà không cần can thiệp ngoại khoa. Nếu thai lưu lớn hơn 7 tuổi bác sĩ sẽ phải chỉ định thủ thuật ngoại khoa để hút thai, gắp thai, nong thai để lấy thai ra đảm bảo tính mạng cho người mẹ.
Sau khi xử lý thai lưu, chị em nên chú ý chăm sóc và theo dõi sát sao bản thân, nếu có bất cứ biểu hiện gì bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để nhận phương án giải quyết hợp lý.
Một số lưu ý cho chị em sau khi thực hiện nạo phá thai lưu cần tuyệt đối tuân theo, cụ thể như:
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều đạm (protein) để nhanh hồi phục thể trạng. Ăn nhiều thịt, trứng, sữa và các loại hoa quả, rau xanh…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ít nhất là 2 tuần sau khi nạo phá thai.
- Kiêng quan hệ tình dục, bởi lúc này tử cung đang bị tổn thương nghiêm trọng chưa sẵn sàng cho việc mang thai tiếp theo. Quan hệ trong thời gian này còn gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục và cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe sinh sản, sẵn sàng cho kỳ mang thai tiếp theo
Trên đây là những thông tin về vấn đề ăn mía hấp chữa thai lưu có hiệu quả. Hi vọng qua bài viết chị em có thể biết thực hư của việc mía hấp có thể chữa thai lưu hay không. Cuối cùng, việc thai chết lưu là điều không ai mong muốn, chị em nên cố gắng giữ tâm lý và sức khỏe ổn định để sẵn sàng cho cơ hội sau. Nếu chị em có thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.