Tư Thế Nằm Giúp Giảm Đau Bụng Kinh, Bạn Nên Thử!
Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến của chị em khi sắp đến và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có khi kéo dài âm ỉ có khi lại dữ dội khiến chị em không thể làm gì, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những cách đơn giản để cải thiện tình trạng này chính là thay đổi tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, chị em gái nên thử.
Tại sao bị đau bụng kinh?
Tử cung của nữ giới chịu trách nhiệm chính là làm tổ nuôi phôi thai. Vì thế mỗi tháng, tử cung chuẩn bị cho việc mang thai bằng cách làm dày niêm mạc tử cung cung cấp máu chờ phôi làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, các niêm mạc tử cung sẽ thoái hóa, bong tróc gây ra hiện tượng kinh nguyệt.
Lúc này để đẩy máu ra ngoài, thành từ cung và cơ tử cung sẽ co bóp và tống máu ra ngoài. Các cơn co được kích thích bởi prostaglandin, lượng prostaglandin càng cao thì đau bụng kinh càng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trong quá trình co bóp nếu tử cung không được cung cấp máu sẽ là nguyên nhân gia tăng các cơn co thắt, khiến chị em thấy đau bụng dữ dội.
Theo Đông y phân tích đau bụng kinh xuất phát do khí huyết ứ trễ, khó lưu thông. Theo y học hiện đại, đau bụng kinh được chứng minh là gây ra những nguyên nhân bệnh lý phụ khoa.
Phân tích cụ thể hơn một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng kinh:
- Cổ tử cung quá hẹp: Cản trở dòng chảy kinh nguyệt, gia tăng áp lực trong tử cung, khiến thành tử cung và các bó cơ phải co bóp mạnh để tống máu kinh ra ngoài.
- Bệnh lạc nội mạc tử cung: là những tế bào nội mạc tử cung bị “đi lạc” đến các vùng khác như: vòi trứng, cổ tử cung, phúc mạc ổ bụng. Các tế bào “đi lạc” này vẫn giữ nguyên tính chất bong tróc trong chu kỳ kinh nguyệt, gây nên tình trạng đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt quá mức: Tử cung phải co thắt trong thời gian dài khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây ra tình trạng đau bụng.
- Vị trí tử cung bất thường: Tử cung bị đổ quá nhiều về phía sau hay phía trước đều gây khó khăn cho việc tống máu kinh ra ngoài, làm cổ tử cung phải gia tăng lực co bóp
- Những bệnh phụ khoa khác: u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung…các tổn thương ở vùng này có thể gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội ngay cả khi không trong kỳ kinh
- Những yếu tố về thần kinh, chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau
Những tư thế nằm giúp chị em giảm đau bụng kinh
Để có thể vượt qua những ngày “rụng dâu” nhẹ nhàng hơn, phái đẹp có thể áp dụng một số tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh.
Dưới đây là 02 tư thế có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt như sau:
1. Nằm co người, nghiêng về bên phải – tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Theo bác sĩ y khoa Lisa Mindley, nằm nghiêng và co người lại giống tư thế bào thai sẽ giúp làm giảm áp lực lên cơ bụng, cơ xương quanh bụng được thư giãn.
Lý do chính là nằm tư thế này sẽ giúp giữ ấm vùng bụng, ngăn ngừa quặn thắt bụng. Khi co người và nghiêng sang một bên sẽ giảm tối đa những tác động xấu đến lục phủ ngũ tạng.
Không chỉ giúp giảm đau, tư thế nằm co người nghiêng 1 bên còn có tác dụng hạn chế rò rỉ máu kinh ra ngoài quần áo, chăn mền. Bởi khi hai chân khép sát vào nhau, quận tròn người sẽ khiến kinh nguyệt ít bị tràn ra ngoài hơn.
Bên cạnh tư thế ngủ nghiêng, phái đẹp có thể áp dụng kèm theo một vài phương pháp khác như: Chườm nước nóng, đắp các lát gừng quanh bụng, uống nước gừng ấm trước khi đi ngủ… để tăng hiệu quả giảm đau.
2. Nằm ngửa, kê gối cao vừa phải dưới đầu và đầu gối – Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng
Nằm ngửa cũng là một tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả. Bạn hãy thả lỏng cơ thể, đặt một chiếc gối dưới đầu gối và lưng để tạo sự thoải mái, giúp cho phần cột sống bớt nhức mỏi và hạn chế các cơn đau.
Ngoài ra bạn có thể đặt một túi ấm lên bụng để chườm, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
Để có thể một giấc ngủ ngon và sâu hơn gối không được quá cao hoặc quá thấp. Việc lựa chọn và sử dụng gối ngủ cao vừa phải sẽ thuận tiện cho việc hô hấp. Bạn nên lựa chọn những chiếc gối có chất liệu bông hoặc vải mềm có mùi hương dễ chịu sẽ tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể sẽ dễ vào giấc ngủ hơn.
Đối với chị em khó vào giấc ngủ, bạn có thể lựa chọn các liệu pháp thư giãn, thả lỏng cơ thể như: nghe nhạc không lời nhẹ nhàng, uống một chút nước hoặc nằm thả lỏng cơ thể không suy nghĩ công việc hay áp lực khác. Những giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt của bạn hiệu quả và giảm được chứng đau bụng kèm theo.
Những lưu ý nằm ngủ trong ngày đèn đỏ để giảm đau bụng kinh
Việc điều hòa được giấc ngủ, ngủ ngon mỗi ngày là điều có ảnh hưởng rất tích cực đến việc điều hòa kinh nguyệt ổn định. Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý một số điều để nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình.
Một số lưu ý giúp chị em nâng cao được chất lượng giấc ngủ:
- Tránh tư thế nằm sấp: tư thế này sẽ càng làm gia tăng tình trạng đau bụng của chị em. Bởi lúc này các cơ quan nội tạng và toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị nén xuống ngực, bàng quang và tử cung…áp lực cho khu vực này, cơn đau sẽ dữ dội hơn.
- Nên thường xuyên thay đổi tư thế ngủ: Việc nằm nguyên 1 tư thế sẽ khiến cơ thể bị tê cứng khó chịu hoặc chuột rút. Khi ngủ chị em nên thay đổi các tư thể linh hoạt nằm nghiêng trái , phải hoặc nằm ngửa, hãy tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ, đừng cố giữ 1 tư thể mắc dù là có giúp phần giảm đau bụng kinh
- Mặc đồ ngủ rộng rãi và thoải mái: Đồ ngủ nên là những quần áo có chất liệu mềm, khô thoáng thấm hút mồ hôi, rộng rãi thoải mái khi mặc. Điều này sẽ giúp chị em dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Uống nhiều nước: bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, trước khi đi ngủ hãy uống một cốc nước. Nước ở trong dạ dày sẽ là chất nền cho dạ dày co bóp hoạt động về đêm được nhẹ nhàng, cảm giác đau bụng sẽ giảm bớt.
- Hạn chế ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn hoặc chất kích thích như: cà phê, thuốc lá…
Một số cách giảm đau bụng kinh hiệu quả thực hiện tại nhà, bạn nên thử
Để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, ngoài các tư thế ngủ giúp giảm đau bụng kinh, thì còn có một số các cách khác cũng có hiệu quả giảm đau đáng kể, bạn có thể kết hợp sử dụng.
Một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh đáng kể như:
1. Chườm ấm bụng giúp giảm đau bụng kinh
Việc chườm ấm bụng sẽ khiến chị em thấy giảm đau và dễ chịu ngay tức thì. Làm ấm bụng sẽ khiến các mạch máu giãn ra, lượng máu cung cấp cho tử cung được ổn định, từ đó thành tử cung không chịu áp lực co bóp vừa phải, giảm đau đáng kể.
Để làm ấm bụng chị em có thể làm theo một số cách như sau:
- Sử dụng dụng cụ chườm ấm bụng có trên thị trường: trước khi sử dụng bạn chỉ cần cắm sạc trước cho túi ấm lên, sau đó sử dụng được từ 3 – 4 tiếng.
- Sử dụng khăn ấm: Khăn ấm giữ nhiệt không quá lâu, nên bạn sẽ phải thay khăn khi nó đã nguội và lạnh.
2. Uống trà gừng giữ ấm cơ thể
Uống trà gừng trong chu kỳ kinh nguyệt là mẹo được nhiều chị em biết đến với hiệu quả khá tích cực.
Trước khi đi ngủ, chị em có thể uống một ly trà gừng nhỏ, vừa làm ấm được cơ thể, vừa tạo cảm giác thư giãn từ mùi hương của gừng. Chị em có thểt dễ dàng vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra gừng có tính ấm, bạn có thể cắt vài lát gừng mỏng đặt quanh bụng trong 5 -7 phút. Cách này cũng giúp chị em giảm đau đáng kể.
3. Massage vùng bụng giảm đau nhanh chóng
Massage vùng bụng là cách làm đơn giản mà hiệu quả giảm đau tức thì. Thường xuyên massage vùng bụng, lưng sẽ giúp máu được lưu thông, tử cung không đột ngột co thắt, cơn đau cũng không lan rộng.
Cách massage vùng bụng đơn giản như:
- Dùng tay xoay nhẹ nhàng những vùng tròn quanh bụng
- Hoặc đặt hai tay từ phía sườn eo, đầy vào hướng phía trong, lạp đi lặp lại nhiều lần
Lưu ý hãy massage nhẹ nhàng không nên dùng lục quá mạnh. Mỗi ngày hãy dành ra vài phút để thư giãn và massage vùng bụng dưới để thấy điều “thần kỳ” nhé!
4. Đau bụng kinh – khi nào cần đi thăm khám phụ khoa
Như bác sĩ Lê Thị Nhài – Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ: Nhiều nữ giới khi sắp đến và trong kỳ kinh thường xuyên thấy đau bụng có lúc dữ dội có lúc lại âm ỉ, y học gọi đây là chứng thống kinh.
Thống kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đặc biệt nguy hiểm là nguyên nhân do bệnh lý: viêm, u xơ nội mạc cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung… tuy nhiên đối với những trường hợp này thường không thể phát hiện khi không được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán.
Vì thế lời khuyên của bác sĩ dành cho chị em là, nếu bạn thấy chứng đau bụng kinh áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà không thuyên giảm, hãy bỏ chút thời gian đi thăm khám phụ khoa để đổi lấy sự an tâm và sức khỏe của bản thân. Mọi bệnh lý đều áp dụng đúng nguyên tắc chữa càng sớm càng tốt, hiệu quả điều trị càng cao.
Khi thăm khám, đầu tiên bác sĩ kiểm tra vùng kín, nội soi, siêu âm nếu phát hiện ra những tổn thương bất thường bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.
Nếu chứng thống kinh của người bệnh không có tổn thương thực thể, nguyên nhân là do hormone nội tiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều chỉnh hormone và hướng dẫn điều trị tại nhà
Còn đối với chứng thống kinh do tổn thương thực thể vùng tử cung, buồng trứng, âm đạo… sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả phương pháp nội khoa và can thiệp ngoại khoa.
Nếu bạn có không có nhiều thời gian để xếp hàng chờ đợi đi khám giờ hành chính, bạn có thể lựa chọn những bệnh viện tư để phù hợp với nhu cầu. Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là địa chỉ y tế thăm khám phụ khoa số 1 giữ vững chất lượng y tế và vị thế trong suốt 10 năm hoạt động vừa qua. Đây hoàn toàn là 1 địa chỉ y tế bạn có thể an tâm khám chữa và điều trị các vấn đề phụ khoa phiền phức.
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh và các liệu pháp tại nhà khác, có thể giúp chị em đi qua những ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng nhất. Nếu chị em còn vướng mắc hay tâm sự về bệnh phụ khoa khó nói hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.